Hiện nay, cụm từ Specialty Coffee có lẽ không còn quá xa lạ. Với chất lượng và đẳng cấp của mình, Specialty Coffee nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người sành café. Nhưng điều thú vị hơn cả ở Specialty Coffee có lẽ không phải là hương vị của nó, mà là quy trình sản xuất phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh được những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản.

Specialty Coffee

Tinh túy từ từng hạt cà phê

Những hạt cà phê để sản xuất Specialty Coffee đều được chọn lọc một cách nghiêm ngặt. Để đảm bảo được điều này, tất cả các công đoạn hái lượm quả đều phải được làm bằng tay, nhằm đảm bảo chỉ có những quả cà phê chin đỏ, mang đến loại hạt tốt nhất được chọn lựa.

Những yếu tố như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng cũng hết sức được chú ý, bởi từng vùng canh tác khác nhau sẽ cho ra những hương vị cà phê khác nhau. Giống cà phê để sản xuất Specialty Coffee rất đa dạng, tuy nhiên, hạt Arabica, với hương vị thơm ngon đặc biệt, vẫn được sử dụng nhiều hơn cả.

HITA Coffee

Quy trình chế biến công phu

Specialty Coffee

Có 3 phương pháp phổ biến để có thể chế biến cà phê

– Phương pháp chế biến ướt:

Là phương pháp phổ biến nhất. Quả cà phê sau khi được thu hoạch, sẽ đem tách lấy hạt, và ngâm trong bể nước, để cà phê được lên men và phần nhớt được loại bỏ. Sau đó, hạt cà phê sẽ được đưa qua máng, để một lần nữa loại bỏ nhớt, và cuối cùng được phơi khô trong khoảng 1 tuần

– Phương pháp chế biến khô:

Phổ biến ở Châu Phi, nơi hạn chế về nguồn nước. Quả cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi phơi khô khoảng vài tuần, thậm chí một tháng, Sau khi đã khô, quả cà phê sẽ được đem xay và tách hạt. Phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê hấp thu được hết vị ngọt từ quả, tạo nên hương vị cà phê ngọt ngào, phức tạp hơn

– Phương pháp chế biến “mật ong”:

Ngay sau khi quả được thu hoạch, phần thịt quả sẽ được loại bỏ, và hạt cà phê, lúc này vẫn được bọc một lớp nhầy, hay còn được gọi là lớp mật ong, sẽ được mang đi phơi khô. Hạt cà phê sẽ hấp thụ vị ngọt từ lớp nhầy này.

Sau khi trải qua một trong ba công đoạn chế biến, sản phẩm cà phê nhân sẽ được đem đi kiểm định chất lượng. Chỉ khi vượt qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt của SCAA, với số điểm tối thiểu là 80, sản phẩm cà phê mới được công nhận là Specialty Coffee.

Kết tinh hương vị trong từng mẻ rang

Specialty Coffee

Cùng với quá trình chọn lọc, chế biến, công đoạn rang xay cũng là một yếu tố tiên quyết đối với hương vị của cà phê. Thông qua quá trình rang xay, hương thơm và vị cà phê được tinh chế từ những phản ứng hóa học phức tạp. Ví dụ như phản ứng Mailard, xuất phát từ sự tác động của nhiệt tới đường và amino axít, tạo ra hàng trăm hương vị khác nhau cho mẻ cà phê.

Từ quá trình rang xay, độ axit trong hạt cà phê cũng đươc điều chỉnh, giúp hương vị của cà phê không bị vị chua phá hỏng. Anne Cooper, chuyên gia về rang xay cà phê đã có một so sánh hết sức thú vị:  Hương vị của cà phê Kenya bị rang thiếu lửa, chẳng khác gì vị của sốt cà chua”.

Qua bài viết này, Punto Italia hi vọng, những người yêu cà phê sẽ có thêm những hiểu biết quý giá, để từ đó, chúng ta trân trọng từng ly Specialty Coffee – một món quà tinh túy từ thiên nhiên và sức lao động cần mẫn của con người.

Nguồn: Tổng hợp từ ABC News